Phú Giáo phát lệnh gọi công dân nhập ngũ năm 2025
Sáng 3/8, tại trụ sở Chính phủ, diễn ra phiên họp lần thứ nhất Ban chỉ đạo Quốc gia cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, giai đoạn 2016-2020, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng là quá trình liên tục, phù hợp với xu hướng của thời đại trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển như vũ bão. Thủ tướng cho rằng, Đảng, Nhà nước đã nhận thức sớm và đề ra chủ trương về vấn đề này.
Thủ tướng đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo nêu lên những hạn chế, định hướng, nhiệm vụ, giải pháp mới và tổ chức thực hiện trong việc tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, đề xuất điều chỉnh hoặc bổ sung thể chế để thực hiện hiệu quả hơn.
Nhìn lại kết quả tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng thời gian qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, tăng trưởng kinh tế đạt kết quả ấn tượng, quy mô nền kinh tế mở rộng, đạt trên 5 triệu tỷ đồng. Điều đó giúp trần nợ công từ trên 64%GDP giảm còn 61%GDP. Bên cạnh đó, vĩ mô ổn định và lạm phát được kiểm soát. Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia, chỉ số đổi mới sáng tạo được nhiều tổ chức quốc tế tăng bậc xếp hạng. Mới đây nhất, Ngân hàng Thế giới xếp hạng chỉ số hiệu quả dịch vụ logistics (LPI) của Việt Nam năm 2018 đã tăng 25 bậc.
Tuy vậy, Thủ tướng cho rằng, tốc độ tăng trưởng như hiện nay chưa như kỳ vọng, trong khi chúng ta cần quy mô nền kinh tế lớn hơn để giải quyết việc làm và thực hiện nhiều mục tiêu quan trọng khác. Do đó Thủ tướng lưu ý các địa phương không thỏa mãn về kết quả tăng trưởng, thay vào đó phải đặt vấn đề tăng trưởng mạnh mẽ hơn, nhất là những ngành có giá trị gia tăng cao như tài chính, ngân hàng, du lịch… hiện còn chiếm tỷ trọng thấp trong tái cơ cấu và thành phần GDP hiện nay.
Thủ tướng nêu rõ, với vai trò là người lãnh đạo, chỉ đạo kinh tế vĩ mô đất nước, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương phải căn cứ vào thực tế đất nước, đề xuất chính sách đột phá để thúc đẩy tăng trưởng.