Bình Dương tăng cường bảo đảm an ninh trật tự dịp Tết
Thẻ tín dụng, ví điện tử, quét mã bằng điện thoại di động… đang dần trở nên quen thuộc với người dùng. Các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt này đang được nhiều doanh nghiệp triển khai khá nhanh, đặc biệt ở các thành phố lớn.
Riêng trong lĩnh vực thanh toán, ngành ngân hàng cũng đi đầu trong việc ứng dụng thành quả cuộc cách mạng công nghệ 4.0 vào phát triển hạ tầng thanh toán, tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động thanh toán. Nếu như trước đây, việc mua sắm đều phải sử dụng tiền mặt, thì hiện nay, mọi người có thể dễ dàng thực hiện bằng chiếc thẻ ATM và các cổng thanh toán trực tuyến. Kèm theo đó, là hàng loạt giải pháp thanh toán như: Viettel Pay, Zalo Pay, ví điện tử ra đời đã giúp việc thanh toán không dùng tiền mặt đang tăng nhanh.
Theo thống kê, trong năm 2017, số lượng giao dịch qua ATM hoặc máy thanh toán bằng thẻ tăng khoảng 36% so với năm trước, với giá trị giao dịch hàng trăm nghìn tỷ đồng. Số lượng thẻ ngân hàng được phát hành và giá trị giao dịch qua thẻ tăng khá nhanh. Nhưng để thực hiện nhanh, hiệu quả thanh toán không dùng tiền mặt cần có một cơ sở hạ tầng đầy đủ, đồng bộ, an toàn và thuận tiện. Đồng thời, tăng cường kết nối giữa hạ tầng thanh toán điện tử của hệ thống ngân hàng với hạ tầng thanh toán của các đơn vị, phòng ngừa rủi ro trong thanh toán trực tuyến, là hết sức cần thiết và cấp bách.
Theo đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam, đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán sẽ ở mức thấp hơn 10%; toàn thị trường có ít nhất 300.000 máy thanh toán qua thẻ được lắp đặt với số lượng giao dịch đạt trên 200 triệu giao dịch mỗi năm; 100% các siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối hiện đại cũng đều thanh toán... Nhiều chuyên gia kinh tế cũng nhận định, xu thế không dùng tiền mặt tại Việt Nam sẽ phát triển mạnh hơn trong thời gian tới, nhất là thông qua thanh toán các khoản thu chi tiền điện, nước, cước viễn thông, thanh toán trực tuyến.