Hội thi “Tiếng hát người lao động” tỉnh Bình Dương năm 2024
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 5 QH khóa 14, sáng 29/5, trong phiên họp toàn thể tại hội trường, QH nghe trình bày Tờ trình và báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục và thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật An ninh mạng.
Theo dự thảo tờ trình của Chính phủ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã nghiên cứu, rà soát và đề xuất sửa đổi 36/114 Điều của Luật Giáo dục, chiếm 31,58%. Trong đó, phạm vi sửa đổi hướng vào các nhóm chính sách gồm: Sửa đổi, bổ sung hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các cấp học và trình độ đào tạo; sửa đổi, bổ sung quy định về giáo dục phổ thông để đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở, định hướng nghề nghiệp ở trung học phổ thông; đổi mới thời gian đào tạo các trình độ đào tạo đại học, đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo dục đại học và hội nhập quốc tế. Dự thảo luật sẽ được các đại biểu cho ý kiến lần đầu tại buổi họp tổ chiều mai 30/5.
Dự thảo Luật an ninh mạng có 7 chương, 47 điều. Luật quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trong phiên thảo luận, đa số ý kiến tán thành với sự cần thiết ban hành Luật, tuy nhiên cần phải tiếp tục rà soát lại các quy định của dự thảo Luật để đồng bộ, tránh chồng chéo, trùng lắp với các quy định của Hiến pháp và các dự án Luật khác. Các quy định như hệ thống thông tin quan trọng quốc gia cần được quy định cụ thể hơn, tránh chung chung. Đồng thời, có ý kiến đề nghị ban soạn thảo cần phân tích sâu sắc hơn thực trạng an ninh mạng hiện nay để thuyết phục hơn, trước khi bấm nút thông qua.
Chiều nay, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam và dự án Luật Đặc xá (sửa đổi).