Bác đã về đây Tổ Quốc ơi
Hồ Chí Minh, người cả cuộc đời dâng hiến cho dân tộc, cho đất nước. Ngay cả trước lúc "đi xa", Người cũng chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.
Xã hội Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh là xã hội đề cao các giá trị đạo đưc, tinh thần, những quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Do đó, với tình hình của xã hội Việt Nam hiện nay, việc phát động cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân vừa mang tính cấp bách trong tình hình hiện nay, vừa có ý nghĩa lâu dài trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tồ Quốc.
Cuộc Đồng Khởi lịch sử của 3 Cù Lao Bến Tre đã làm sáng lên chân lý vĩnh cửu về sức mạnh bách chiến bách thắng nhân dân: Khi có đường lối đấu tranh cách mạng thích hợp thì nhân dân sẽ hưởng ứng và góp phần sáng tạo phương pháp cách mạng. Ngày nay, thật khó mà tưởng tượng nổi sức mạnh dũng mãnh của các các vũ khí thô sơ dám chống lại các vũ khí hiện đại. Và càng khó tin hơn nữa khí vũ khí phổ biến hơn hết đó chính là ngọn đuốc lá dừa, là ánh lửa cách mạng, là tiếng trống, tiếng mõ, tiếng thanh la, tiếng ống
Vào thời điểm mở ra cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, nữ tướng Nguyễn Thị Định bị thực dân Pháp đày ở nhà lao Bà Rá. Ở trong tù do bị bệnh nên bà được trở về quê và chịu sự quản thúc của chính quyền địa phương. Năm 1944, bà bắt liên lạc được với tổ chức cách mạng rồi tiếp tục hoạt động. Năm 1946, bà là người phụ nữ Nam bộ có mặt trong đoàn đại biểu miền Nam ra Hà Nội gặp Bác Hồ. Tuy còn ít tuổi nhưng nhờ có ý chí kiên cường, lòng yêu nước mãnh liệt, lại nhiều mưu trí nên bà được Đảng và B
Nữ tướng Nguyễn Thị Định - (còn được gọi là Ba Định) sinh ngày 15 tháng 3 năm 1920. Bà xuất thân trong một gia đình nông dân tại xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Năm 1936, được sự dìu dắt của người anh ruột là Nguyễn Văn Chẩn, bà tham gia phong trào Đông Dương đại hội như đi liên lạc, rải truyền đơn, vận động bà con chống sự áp bức ở địa phương. Năm 1938, bà được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.
Lê Hữu Trác hiệu là Hải Thượng Lãn ông. Sinh ngày 12 tháng 11 năm Giáp Thìn (11-12-1724) tại làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương, nay thuộc làng Vân, là xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Dòng họ của Ông là dòng dõi quý tộc, có truyền thống học hành đỗ đạt cao, và được vua chúa thời Hậu Lê mời vào làm quan. Do hoàn cảnh triều chính phân tranh, đất nước loạn lạc, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác chỉ thi đỗ đến Tam trưởng rồi chuyển sang học võ nghệ. Chán chường cảnh máu chảy
Đền Trúc nằm trên ngọn Núi Cấm thuộc thôn Uyển Sơn, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Theo tích xưa, vào năm 1069, Lý Thường Kiệt cầm quân dẹp giặc Phương Nam xâm phạm bờ cõi nước ta. Xuôi thuyền theo dòng sông Đáy, khi đi qua huyện Uyển Sơn ngày nay, bất ngờ có trận cuồng phong, làm gãy cột buồm thuyền, cuốn lá cờ lên đỉnh núi. Thấy hiện tượng lạ, ông cùng chiến sĩ lên bờ làm lễ cúng bái, cầu khẩn đất trời, thần linh. Lần tiến quân ấy, Lý Thường Kiệt đại thắng. Khi quay trở về kinh thành, khi qua n
Vào khoảng năm 1838, chợ Phú Cường ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu tụ họp, trao đổi, buôn bán sản vật, hàng hóa của cư dân vùng đất Bình An xưa. Theo một số thư tịch thời Nguyễn, từ thời Gia Long, chợ Phú Cường - tục chợ Thủ Dầu Một ở thôn Phú Cường, huyện Bình An đã là một nơi trên bến dưới thuyền, giao thương tấp nập. Các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệm và các sản phẩm nghề thủ công truyền thống của cư dân được tập họp mua bán tại đây. Sau khi Pháp xâm chiếm miền đất Đông Nam bộ, năm 1889, hạt Thủ Dầu Một tr
Từ những hòn đá vô tri vô giác, qua đôi tay tài nghệ của những thợ điêu khắc đá, họ đã thổi hồn vào đá, làm cho đá trở thành những vật phẩm sống động, những công trình vĩ đại tô điểm cho đời.
Biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và tác động trực tiếp hàng ngày của con người. Bên cạnh những hội thảo lớn của các nhà khoa học về vấn đề biến đổi khí hậu, thì ở vùng đầu nguồn nước ngọt sông Cửu Long, có một người nông dân vẫn suốt ngày mài mò với những cánh đồng, những bông lúa, những hạt lúa giống để tìm ra những giống lúa có thể thích ứng với biến đổi khí hậu. Người nông dân ấy chính là nông dân Hoa Sĩ Hiền.
Có những con người bình dị song lại phi thường vì họ mang trong lòng một trái tim lớn. Trái tim ấy lan tỏa ánh sáng ấm áp của lòng nhân ái, của tình yêu thương chân thành giữa người với người.
Đảo Trường Sa- Nơi mà đời sống của nhân dân trên đảo còn thiếu nhiều về cơ sở vật chất. Thế nhưng, với quyết tâm của đội ngũ y bác sĩ bệnh viện Quân y 175 - Bộ Quốc phòng, ca phẫu thuật thai sản đầu tiên đã được thực hiện thành công trên đảo. Điều này chứng tỏ rằng, công tác chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên đảo đã được đặc biệt chú trọng.