Nét văn hóa Việt qua mâm cúng đưa ông Táo
72 năm qua kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến” (19/12/1946- 19/12/2016), âm hưởng hào hùng của lời kêu gọi bất hủ ấy vẫn mãi trường tồn cùng lịch sử dân tộc Việt Nam.
Đáp lại lời hịch của non sông, với tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, quân dân Hà Nội đã nổ súng mở đầu toàn quốc kháng chiến”, giam chân địch trong thành phố suốt 60 ngày đêm, đập tan âm mưu đánh úp của thực dân Pháp.
60 ngày đêm khói lửa của quân dân thủ đô là một cuộc chiến không cân sức. Trong khi bộ đội ta chỉ có vũ khí thô sơ, đã phải chống lại đội quân thiện chiến của Pháp được trang bị vũ khí hiện đại, tối tân. Mỗi căn nhà là một pháo đài, mỗi góc phố là một chiến lũy. Với khẩu hiệu "Sống chết với Thủ đô", đồng bào và chiến sĩ Liên khu 1 chấp nhận mọi hiểm nguy, thiếu thốn, sáng tạo nhiều cách đánh độc đáo và hiệu quả.
Vườn hoa Hàng Đậu, nơi đặt tượng đài về những người chiến sĩ cảm tử quân, không sợ hy sinh, ôm vũ khí là loại bom ba càng, đã trở thành biểu tượng người dân thủ đô. Đây là loại vũ khí được chế tạo đơn giản nhưng gây áp lực cháy nổ lớn, rất hiệu quả trong tiêu diệt xe tăng của địch, nên người chiến sĩ sử dụng bom ba càng xác định là hy sinh.
Đáp lại lời hịch non sông, một thế hệ cảm tử quân đã quyết tử để tổ quốc quyết sinh, trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Lời kết trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến: “Dù phải gian khổ kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!” đã thành hiện thực. Thực tế lịch sử đã chứng minh chiến thắng luôn thuộc về chân lý sáng ngời của một dân tộc yêu tự do, yêu hòa bình.