Kỳ vọng về các dự án luật giáo dục

29/05/2018
Lượt xem: 795

Tại kỳ họp thứ 5 diễn ra từ ngày 21.5 đến ngày 15.6, Quốc hội dành 12 ngày để xem xét, thông qua tám dự án luật, một dự thảo nghị quyết và cho ý kiến về tám dự án luật khác. Theo chương trình làm việc, quốc hội dành gần 2 ngày để thảo luận các dự án luậtliên quan đến lĩnh vực giáo dục. Cụ thểhôm nay 29.5,Quốc Hội bàn bạc về dự án luậtsửa đổi bổ sung 1 số điều của Luật giáo dục; và ngày mai 30.5, quốc hội lấy ý kiến cho Dự án luậtsửa đổi bổ sung 1 số điều của Luậtgiáo dục đại học. Hai dự án luật này có ảnh hưởng và tác động lớn đến xã hội cũng nhưsự phát triển, hội nhập của đất nước.

Luật Giáo dục được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005 và đã được sửa đổi, bổ sung tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XII diễn ra vào tháng 11/2009. Đây là  hành lang pháp lý quan trọng cho tổ chức và hoạt động giáo dục. Sau hơn 11 năm áp dụng, thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi Luật Giáo dục cần tiếp tục có sự thay đổi nhằm tạo ra những cơ chế, chính sách mang tính đổi mới, đột phá, phục vụ cho sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Theo đó, Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục trình Quốc hội lần này tập trung vào 03 nhóm chính sách và 07 vấn đề. Nội dung chủ yếu của các thay đổi hướng đến việc xây dựng hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các cấp học và trình độ đào tạo. Đồng thời, đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở, định hướng nghề nghiệp ở trung học phổ thông. Ngoài ra, vấn đề chính sách với nhà giáo, nâng chuẩn trình độ đào tạo giáo viên tiểu học, vấn đề học phí của người học cũng được đề cập và nhận được sự quan tâm của dư luận xã hội. Đây cũng là nội dung có trong Dự án luật sửa đổi bổ sung 1 số điều của Luật giáo dục đại học.

Việc sửa đổi, bổ sung luật nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập đối với hệ thống giáo dục trong thời gian qua. Đồng thời, phù hợp với đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục, xây dựng nguồn nhân lực thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Trước kỳ họp quốc hội, hai dự thảo luật giáo dục và luật giáo dục đại học sửa đổi, bổ sung đã được xin ý kiến rộng rãi trong nhân dân. Các đóng góp của đại biểu Quốc Hội tại kỳ họp lần này sẽ là cơ sở, tiền đề quan trọng để đơn vị soạn thảo luật tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện.

Dự kiến, 2 dự án luật sửa đổi bổ sung 1 số điều của luật giáo dục và luật giáo dục đại học sẽ được Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua trong năm 2018 để áp dụng vào thực tiễn năm 2019.