Tân Uyên: Dấu ấn 1 vùng đất tập 5
Nghề đan mây tre lá là một ngành nghề truyền thống của người Việt Nam. Ở Bình Dương nghề mây tre lá đã trải qua biết bao nhiêu bước thăng bước trầm, có lúc đạt đến đến độ hưng thịnh một thời, có giai đoạn lại trầm lắng khi mà mặt hàng gia dụng bằng nhựa xuất hiện, giai đoạn ấy, sản phẩm từ mây tre lá còn được xem như là những thứ “bỏ đi”, cứ ngỡ làng nghề sẽ dần dần bị mai một nhưng mây tre đan của Hợp tác xã Ba Nhất đã sống dậy, từng bước khôi phục và có nhiều triển vọng trong tương lai.Trong công cuộc khôi phục các làng nghề truyền thống ở Bình Dương thì làng nghề mây tre lá là một điển hình tiêu biểu cho sự thích ứng và phát triển phù hợp với bối cảnh mới. Đứng trước những khó khăn chung bối cảnh xã hội, những người thợ thủ công đã không từ bỏ mà ngược lại luôn trăn trở để tìm những cách đi phù hợp. Sản phẩm mây tre đan hôm nay không còn là hàng đan mây, tre với nghĩa thông thường nữa mà là những tác phẩm nghệ thuật, giá trị văn hóa kết tinh ở trong đó. Với bàn tay khéo léo và tài tình, sự mày mò, sánh tạo từng bước đi, từ mây, tre người thợ, người dân làm nghề đã tạo ra những sản phẩm mang nét tự nhiên hết sức quyến rũ, vừa mang giá trị sử dụng vừa coi trọng yếu tố thẩm mĩ.