Để mọi công nhân lao động đều có Tết
Phát triển thành phố thông minh là mục tiêu chung của nhiều địa phương trên thế giới nhằm nâng cao chất lượng sống của người dân. Trong khi có rất nhiều dự án về TP thông minh tập trung vào ứng dụng công nghệ hiện đại, thì đề án TPTM Bình Dương nhắm tới sự phát triển toàn diện về KTXH của tỉnh, với trọng tâm phát triển nguồn nhân lực cũng như sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên tham gia chính của đề án và các đối tác quốc tế. Chỉ trong 1 thời gian ngắn, Bình Dương đã thành công trong việc tạo nên nhiều mô hình về đổi mới sáng tạo thu hút sự tham gia của cơ quan ban ngành doanh nghiệp và sinh viên.
Chiến lược xây dựng TPTM của tỉnh Dình Dương từ năm 2016 là 1 chiến lược đột phá về KTXH, chuyển dần từ nền sản xuất truyền thống sang nền dịch vụ công nghiệp công nghệ cao, song song với khuyến khích đổi mới sáng tạo trong nhân lực trẻ. Để thực hiện chiến lược này, lãnh đạo tỉnh BD đã đề ra 1 chương trình hành động cụ thể. Về con người, Bình Dương đặc biệt chú ý đến thế hệ trẻ phát triển trong lĩnh vực kỹ thuật, xây dựng, ưu tiên thực hành và vận dụng ý tưởng. Về công nghệ, Bình Dương khuyến khích tư nhân đầu tư cho nghiên cứu phát triển các sản phẩm trung tâm về công nghệ. Về doanh nghiệp, tỉnh tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài nhất là trong các dự án về công nghệ cao và đô thị. Chương trình hành động trên được thực hiện bằng mô hình 3 nhà: Nhà nước – Viện trường - Doanh nghiệp.. Mô hình học hỏi từ thành phố Eindhoven, Hà Lan – một trong những thành phố thông minh nhất thế giới.
Nắm được nhu cầu của tỉnh Bình Dương trong xu thế phát triển mới xây dựng TPTM, Trường đại học Quốc tế Miền Đông đã đầu tư hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại, kết hợp với trường ĐH Portland (Hoa Kỳ) trong việc thiết kế chương trình đào tạo. Trung tâm khởi nghiệp -1 không gian mở ngay trong trường đã được thành lập nhằm phục vụ cho sinh viên, giảng viên và các doanh nghiệp về công nghệ kết nối với nhau trong lĩnh vực khởi nghiệp và giải quyết những bài toán của TPTMBD. Vườn ươm doanh nghiệp BBI đã tạo điều kiện để các giảng viên và sinh viên thực hiện các đề án cụ thể để góp phần xây dựng TPTM. Một trong những đề án được thử nghiệm đã cho thấy những kết quả tích cực là nghiên cứu những cảm biến cho trung tâm dữ liệu Data Center của Bình Dương nhằm đảm bảo độ ổn định của nhiều cơ quan doanh nghiệp trên địa bàn:
Tòa nhà trung tâm hành chính của tỉnh là một cao ốc 23 tầng là nơi làm việc của hơn 50 cơ quan, đơn vị khối Đảng, đoàn thể chính trị, cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh, các sở ngành, đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở ngành. Công trình được xem là biểu tượng cho cách làm mới của tỉnh Bình Dương hướng đến nền hành chính công hiện đạikết nối chặt chẽ giữa chính quyền tỉnh và doanh nghiệp, nhằm tạo điều kiện để người dân và doanh nghiệp giải quyết thủ tục hành chính một cách nhanh gọn:
Sau 1 thời gian tham vấn dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh Bình Dương, Becamex IDC và các chủ đầu tư đã nghiên cứu và đưa ra thiết kế dự án khu trung tâm thương mại dịch vụ vòng xoay Trung tâm Becamex City. Với diện tích đất khoảng 23ha, đây sẽ là không gian phức hợp, là đầu mối về giao thông, các công trình chức năng và không gian cho các hoạt động cộng đồng. Becamex IDC và UBND tỉnh cũng đang lên kế hoạch cho những dự án về giao thông gắn với logistic và chuỗi cung ứng hàng hóa nhằm thu hút các nhà đầu tư đến với tỉnh Bình Dương.
Trong hợp tác đầu tư, Becamex IDC và Tập đoàn Nippon Telegraph and Telephone East (NTT EAST - Nhật Bản) đã ký kết Biên bản ghi nhớ cùng triển khai Đề án Thành phố thông minh Bình Dương, hợp tác triển khai cung cấp các dịch vụ chất lượng cao và viễn thông, công nghệ thông tin cho các khách hàng trong KCN – đô thị. Trong đó, có việc đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ quản lý, vận hành khai thác hệ thống viễn thông, công nghệ thông tin cho VNTT; triển khai các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ cho khách hàng; nghiên cứu đề án khả thi để triển khai Public Wifi cho thành phố mới Bình Dương và các khu vực khác; nghiên cứu đề án khả thi trong việc xây dựng Data Center thứ 2 tại Bình Dương phục vụ cho phát triển công nghiệp – dịch vụ trong giai đoạn tiếp theo.
Becamex IDC hợp tác với Tập đoàn Warburg Pincus đã thành lập Công ty cổ phần phát triển công nghiệp BW đầu tư lĩnh vực bất động sản công nghiệp và dịch vụ hậu cần logistic có qui mô lớn và hiện đại.
Để giúp người dân tiếp cận với lối sống đô thị thông minh, tỉnh Bình Dương đã triển khai nhiều chính sách thiết thực để cải tạo và phát triển hệ thống xe buýt. Kết quả của các chính sách này là hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đã phát triển, mạng lưới tuyến đã bao phủ trên diện rộng, khả năng tiếp cận dễ dàng, chất lượng dịch vụ ngày càng được cải thiện và lượng hành khách đi xe buýt liên tục tăng nhanh. Nổi bật là hệ thống xe buýt Kaze Shuttle chạy bằng khí nén thiên nhiên CNC thân thiện với môi trường, có ưu điểm vượt trội về thời gian biểu vận hành, tính an toàn. Sở giao thông vận tải tỉnh BD đã phối hợp với cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản Jica triển khai thực hiện thí điểm bãi đổ xe trung chuyển Park and Ride nhằm giảm ùn tắc giao thông và hạn chế ô nhiễm môi trường.
Hiệp hội đô thị khoa học thế giới (WTA) là một tổ chức quốc tế đa phương được thành lập tháng 9.1998 tại TP.Deajeon (Hàn Quốc) với mục đích kết nối các tiến bộ khoa học kỹ thuật để hỗ trợ phát triển vùng, khu vực ít phát triển hơn. Tháng 8/2018, Bình Dương chính thức gia nhập Cộng đồng Đô thị khoa học thế giới. Từ ngày 10 đến 12-10- 2018, Bình Dương sẽ tổ chức hội nghị Hiệp hội Đô thị khoa học thế giới (WTA) 2018. WTA 2018 có các nội dung: Phiên họp lần thứ 11 Đại hội đồng WTA; Diễn đàn đổi mới sáng tạo toàn cầu; Hội chợ công nghệ cao; Cuộc thi sáng kiến TPTM. Chủ đề của WTA 2018 là "Thành phố thông minh - Động lực đổi mới vì sự phát triển bền vững". Do đó, Bình Dương đăng cai tổ chức các sự kiện WTA cũng nhằm đẩy mạnh việc thực hiện Đề án TPTMBD; Quảng bá thương hiệu Bình Dương và các đối tác với bạn bè quốc tế, tạo tiềm năng và cơ hội đầu tư trực tiếp vào tỉnh Bình Dương; Giao lưu trao đổi kết nối và tiếp cận với khoa học công nghệ tiên tiến cùng với những kinh nghiệm hàng đầu thế giới trong việc xây dựng và phát triển thành phố thông minh đổi mới sáng tạo.
Cuối năm 2017, Bình Dương đã tổ chức thành công Hội nghị Thành phố thông minh Bình Dương lần thứ 2. Sự kiện hội nghị toàn thể về TPTM Bình Dương, hội thảo khoa học có sự tham dự của các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước về lĩnh vực phát triển TPTM đã chia sẻ về tầm nhìn chiến lược chương trình hành động của các đề án TPTM trên thế giới, so sánh và đề xuất nhiều ý tưởng cho trường hợp của tỉnh Bình Dương để có thể tạo ra một thành phố thịnh vượng và bền vững; chia sẻ các xu thế mới để đảm bảo các yêu cầu đặc trưng về TPTM như đời sống thông minh, giao thông thông minh, xã hội thông minh, kinh tế thông minh, chính quyền thông minh và môi trường thông minh.
Sau hội nghị TPTM Bình Dương năm 2017, Đề án TPTM Bình Dương tiếp tục lan tỏa thu hút sự quan tâm của các tập đoàn nước ngoài, các doanh nghiệp lớn trong nước. Đánh giá của Ban điều hành TP thông minh BD, sau gần 2 năm triển khai thực hiện, Đề án TPTM Bình Dương đạt được những kết quả rất quan trọng, đã cơ bản hoàn thành giai đoạn xây dựng nền tảng, định hướng chiến lược, thực thi các dự án đột phá, tạo đà thuận lợi giai đoạn triển khai các dự án cụ thể sớm đưa Bình Dương trở thành thành phố thông minh.