Đảng bộ Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương triển khai nhiệm vụ năm 2025
Cùng với cả nước, trong những ngày này, các cấp, ngành, địa phương ở Bình Dương đang thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 73 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc Khánh 2/9.
Trong niềm hân hoan phấn khởi đó, Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân trong tỉnh rất đổi tự hào bỡi những thành tựu quan trọng trong sự nghiệp đổi mới mà địa phương đã đạt đuợc trong thời gian qua. Nổi bật là tỉnh đã chuyển đổi thành công nền kinh tế nông nghiệp năng suất thấp sang nền kinh tế công nghiệp chiếm vai trò chủ đạo, với đa dạng nghành nghề sản xuất, tạo đuợc tốc độ tăng trưởng cao.
Thực tế cho thấy, để giảm tỷ trọng nông nghiệp chiếm hơn 60% trong cơ cấu kinh tế vào thời điểm sau năm 1975 xuống còn còn 4 % vào cuối năm 2017 và để tăng tỷ trọng công nghiệp từ 20% thời điểm đó lên 64 % như hiện nay, đó chính là nhờ tỉnh Sông Bé trước đây - Bình Dương ngày nay đã nỗ lực tạo ra môi trường đầu tư thông thóang, cởi mở, gắn với việc tập trung đầu tư và phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội để thu hút các nguồn vốn đầu tư đưa vào sản xuất. Qua đó, tỉnh đã hình thành và phát triển 29 khu công nghiệp diện tích quy họach gần 11.000 ha và 8 cụm công nghiệp có diện tích 600 ha với các hạ tầng giao thông, viễn thông, cấp điện, cấp nước, xử lý nuớc thải…đồng bộ - nên đã tạo lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư của Bình Dương so với các địa phương khác. Đây chính là động lực quan trọng quyết định đến hiệu quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.
Với những điều kiện đó, Bình Dương đã và đang trở thành địa chỉ tin cậy của các nhà đầu tư trong và ngòai nuớc. Và trong nhiều năm liền, Bình Dương luôn nằm trong top đầu của cả nuớc về thu hút các nguồn đầu tư đưa vào sản xuất kinh doanh.
Tính đến cuối tháng 8 năm 2018, Bình Dương đã thu hút gần 37.000 dự án đầu tư trong và ngòai nuớc với tổng vốn đầu tư 31 tỷ USD và gần 267.000 tỷ đồng. Nhờ có hơn 95% số dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nên Bình Dương đã phát triển đuợc tất các các ngành hàng chủ lực để cung ứng cho nội địa và xuất khẩu. Trong đó, ngành tôn thép hiện chiếm khỏang 50% sản luợng cả nuớc; ngành may mặc, giày da, chế biến gỗ chiếm từ 30-45% sản luợng cả nuớc; ngành linh kiện điện tử, dược phẩm, thực phẩm cũng phát triển rất mạnh mẽ trong thời gian qua. Hiện tại giá trị sản xuất công nghiệp của Bình Dương hàng năm chiếm 12% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nuớc; giá trị xuất khẩu hàng năm khỏang 20 tỷ USD, chiếm 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nuớc.
Đáng chú ý là trong vòng 10 năm qua, nền công nghiệp của Bình Dương đang chuyển dần từ lĩnh vực chế biến sang lĩnh vực chế tạo và hướng đến gía trị gia tăng cao. Cùng với đó, lĩnh vực công nghiệp cũng phát triển dần lên các Huyện, Thị phía Bắc tỉnh để tạo sự phát triển kinh tế đồng đều giữa các địa bàn. Điều này hoàn tòan phù hợp với định hướng phát triển của Bình Dương trong giai đọan 2016-2020, đồng thời phù hợp với quá trình nâng cao chất luợng nền kinh tế công nghiệp, đáp ứng tốt yêu cầu cạnh tranh và hội nhập hiện nay.
Kết quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp là minh chứng rõ nét cho sự lãnh đạo năng động của Đảng bộ, Chính quyền địa phương và là sự nỗ lực không ngừng của các tầng lớp nhân dân trong Tỉnh trong thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đổi mới. Thành tựu này chính là tiền đề và động lực to lớn quyết định sự phát triển vuợt bậc cuả Bình Dương trong chặng đường kế tiếp.