Khám mắt miễn phí cho người dân khó khăn
Chủ tịch Tôn Đức Thắng là một nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng, một nhân cách Cộng sản mẫu mực và đồng chí, người bạn chiến đấu thân thiết của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc - cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, Người luôn là một nhà lãnh đạo lỗi lạc và mẫu mực, hết lòng vì Đảng, vì Dân. Nhân kỷ niệm lần thứ 130 ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 – 20/8/2018) cũng là dịp chúng ta khơi dậy, tôn vinh và noi gương một nhân cách lớn, để từ đó suy ngẫm, xác định trách nhiệm, nghĩa vụ đối với đất nước trong hiện tại và tương lai.
Chủ tịch Tôn Đức Thắng sinh ngày 20/8/1888, trong một gia đình nông dân có truyền thống yêu nước ở Cù lao Ông Hổ, làng An Hòa, tổng Định Thành Hạ, hạt Long Xuyên, nay là xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Quá trình hoạt động cách mạng của Người diễn ra liên tục trên phạm vi cả nước với nhiều trọng trách được Đảng và nhân dân tin cậy, giao phó như: Phụ trách Uỷ ban kháng chiến, chỉ huy các lực lượng vũ trang Nam Bộ (năm 1945), Quyền Trưởng Ban thường trực Quốc Hội (năm 1948), Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (năm 1955), Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) ( 1969 - 1980).
Trong quá trình hoạt động cách mạng, hơn 10 năm ở cương vị cao nhất của Nhà nước ta, Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã có những đóng góp rất lớn cho cách mạng, thể hiện ở những quyết sách mang tính đột phá và tầm nhìn xa trong tư duy lãnh đạo của mình. Luôn là tấm gương sáng về sự khiêm tốn, lối sống giản dị và về tình thương yêu giai cấp, đồng chí, đồng bào.
Chủ tịch Tôn Đức Thắng không chỉ thể hiện tài năng tổ chức của một nhà lãnh đạo mà còn có nhiều đóng góp quan trọng về lý luận làm phong phú tư tưởng Hồ Chí Minh và để lại cho Đảng ta nhiều bài học quý giá, nhất là trong xây dựng mặt trận đoàn kết dân tộc ở nước ta. Theo Người, trong nhiệm vụ đoàn kết dân tộc phải làm đúng theo tư tưởng Hồ Chí Minh, phải không ngừng nâng cao trí tuệ của Đảng, phải thực hành đoàn kết từ trong Đảng và Đảng phải luôn hoàn thiện sự lãnh đạo của mình để xứng đáng là người lãnh đạo khối đại đoàn kết dân tộc, xứng đáng với sự tin cậy của nhân dân.
Cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, cho tự do, hạnh phúc của nhân dân và cho lý tưởng cộng sản. Cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng là tấm gương sáng đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân ta, đó là lòng trung thành vô hạn đối với lợi ích tối cao của Tổ quốc và nhân dân, với lý tưởng cộng sản cao cả. Phẩm chất cao quý của đồng chí được thể hiện ở tinh thần cách mạng tiến công không ngừng. Noi gương Chủ tịch Tôn Đức Thắng, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đoàn kết, nhất trí, tranh thủ thời cơ, vượt lên khó khăn, thách thức, ra sức thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, mở ra thời kỳ phát triển mới, vẻ vang, tốt đẹp của đất nước, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.