Làng hoa Tân Ba rộn ràng vào vụ Tết
Tiếp tục các phiên đối thoại trong chương trình của diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Horasis 2018, chiều 25/11 đã diễn ra phiên đối thoại số 4 gồm 3 nội dung: Thương mại khu vực,Tác động đến từ đầu tư và công nghiệp Châu Á.
Tham dự mỗi phiên đối thoại có hơn 50 đại biểu là các chuyên gia kinh tế, các nhà sáng lập, điều hành các doanh nghiệp, các CEO của các tập đoàn kinh tế đến từ Bangladesh, Philipines, Hongkong, Singapore, Hàn Quốc, Indonesia, Vietnam Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hà Lan, Ấn Độ, Hồng Kông, Lào...
Tại phiên đối thoại Tái định vị Thương mại Khu vực dưới sự chủ trì của ông Kenji Yokoyama, Phó chủ tịch đại học Ritsumeikan Châu Á, Thái Bình Dương, các diễn giả đã khái quát một số vấn đề liên quan đến tình hình của châu Á trong bối cảnh : Vào năm 2017 chính phủ Hoa Kỳ tuyên bố rút khỏi Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), do vậy việc lựa chọn các chiến lược phát triển của các nước châu Á, cũng như việc xây dựng và triển khai các hiệp định thương mại khu vực là cần thiết. Trên cơ sở các hiệp định này sẽ phát triển một khu vực châu Á tích hợp, nơi mà hàng hoá, dịch vụ và ý tưởng có thể tự do trao đổi xuyên biên giới vì lợi ích của tất cả các thành viên.
Dưới sự chủ trì của ông Akinori Niimi,CEO, ACA Investmens India, Nhật Bản, các ý kiến thảo luận tại phiên đối thoại Tác động đến từ đầu tư: Phương thức Tiếp cận Châu Á đều cho rằng Châu Á sẽ mang lại nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư, trong đó nguồn lao động, thị trường, nhu cầu hàng hóa và nhu cầu đầu tư ở các Quốc Gia sẽ là những động lực hấp dẫn các nguồn đầu tư. Các ý kiến cũng nhấn mạnh đến một số phương thức để tạo ra giá trị bền vững và hài hòa trong sự phát triển chung của Quốc Gia với khu vực. Các diễn giả cũng đề xuất những giải pháp liên quan đến sự hợp tác giữa nhà nước, nhà doanh nghiệp và các nguồn lực khác trong từng quốc gia và khu vực Châu Á. Từ đó tạo nên thành công cho tương lai của mỗi Quốc Gia và khu vực.
Trong phiên đối thoại về nền Công nghiệp Châu Á dưới sự chủ trì của Ông Suman bose, đối tác điều hành Lumis Parntners, Ấn Độ, các diễn giả đã khái quát một số vấn đề liên quan đến cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tập trung vào sự cần thiết phải thay đổi công nghệ sản xuất theo 4.0, thực trạng của nền công nghệ ở Châu Á; Sự vào cuộc của mỗi Quốc Gia đối với cuộc cách mạng 4.0. Các giải pháp để tăng năng suất lao động, thu nhập và đời sống dựa trên công nghiệp 4.0, và các chính sách quốc gia để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như vấn đề ưu tiên lựa chọn ở các lĩnh vực.