Bình Dương tăng cường bảo đảm an ninh trật tự dịp Tết
Hiện nay thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ IV dựa trên những thành tựu vượt bậc của công nghệ và trí tuệ nhân tạo. Trên cơ sở này, doanh nghiệp Việt Nam cũng có những lợi thế và thách thức đan xen cần đuợc phát huy và giải quyết một cách đồng bộ bằng nhiều giải pháp.
Bản chất của cuộc cách mạng 4.0 lần này là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa qui trình, phương thức sản xuất, nhấn mạnh đến những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn, nhất là công nghệ in, quét 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa và trí tuệ nhân tạo.
Dựa trên những cơ sở mà đất nuớc ta tạo dựng đuợc trong thời gian qua, đặc biệt là những thành tựu to lớn sau hơn 30 năm thực hiện đuờng lối đổi mới tòan diện do Đảng ta khởi xướng, doanh nghiệp Việt Nam có những lợi thế rất cơ bản để hội nhập vào xu thế phát triển chung của thế giới.
Tuy vậy, thách thức đi kèm cũng không phải nhỏ, bởi lẽ trong hơn 700.000 doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh trong nuớc, qui mô doanh nghiệp nhỏ và vừa đã chiếm đến 95%. Ở qui mô này, vốn bình quân của mỗi doanh nghiệp có khỏang từ 5-10 tỷ đồng/đơn vị. Mặt khác trình độ quản trị chưa đồng đều, nguồn nhân lực có hạn. Trong khi đó để tồn tại và phát triển trong điều kiện hiện nay, cụ thể là tham gia tích cực vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, doanh nghiệp cần phải giải quyết cùng lúc 3 vấn đề liên quan là công nghệ, kinh nghiệm điều hành, quản ý theo chuỗi và nguồn nhân lực có chất luợng cao. Đây thực sự là một rào cản.
Theo các chuyên gia, những rào cản này sẽ dần dần được giải quyết bằng các chính sách quản lý vĩ mô của nhà nuớc, bằng sự nỗ lực riêng của doanh nghiệp trước yêu cầu sản xuất kinh doanh trong điều kiện mới. Do đó, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong hệ thống doanh nghiệp VN chắc chắn sẽ thành công.