Nét văn hóa Việt qua mâm cúng đưa ông Táo
Là địa phương có tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa cao, Bình Dương đang phấn đấu trở thành một trong những trung tâm công nghiệp lớn của cả nước.
Thống kê của ngành chức năng, đến ngày 15/11, toàn tỉnh có hơn 35.860 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh với tổng vốn đăng ký hơn 290 ngàn tỷ đồng và gần 3.480 dự án có vốn đầu tư nước ngoài đến tử 64 quốc gia và vùng lãnh thổ, tổng vốn đăng ký 31,8 tỷ USD. Các dự án đầu tư đa dạng các ngành, lĩnh vực, nhất là ngành công nghiệp chế biến chế tạo. Ngành công nghiệp hiện chiếm tỷ trọng 64% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Ngành công nghiệp của Bình Dương đã và đang phát triển với tốc độ cao, ổn định. Giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 9,7% cả nước và chiếm 24% vùng Đông Nam bộ. Trong giai đoạn 2016 -2018, chỉ số sản xuất công nghiệp IIP tăng bình quân 9,6%/năm; trong đó, ngành chế biến chế tạo tăng hơn 10,1%, chiếm tỷ trọng 99% đóng góp vào mức tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp. Theo ý kiến của các doanh nghiệp, sự quan tâm phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ đã đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu phục vụ sản xuất; cùng với sự liên kết phối hợp chặt chẽ giữa các hiệp hội ngành hàng thông qua cung cấp dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm lẫn nhau, làm tăng giá trị gia tăng sản phẩm, góp phần phát triển ngành công nghiệp chế biến theo hướng bền vững.
Là tỉnh có tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa cao, Bình Dương đang phấn đấu trở thành một trong những trung tâm công nghiệp lớn của cả nước, tạo đột phá về môi trường đầu tư kinh doanh, một điểm đến cho các nhà đầu tư. Chính vì vậy, chiến lược phát triển thành phố thông minh Bình Dương không chỉ là ứng dụng công nghệ mà còn là xây dựng cộng đồng đổi mới sáng tạo, đi sâu vào vấn đề nâng cao giá trị gia tăng sản xuất. Nhiều mô hình về đổi mới sáng tạo đang và sẽ được ứng dụng như: Trung tâm dữ liệu –Datacenter- đáp ứng nhu cầu về bảo mật và lưu trữ dữ liệu phục vụ cho phát triển công nghiệp; những dự án về giao thông thông minh gắn với logistic và chuỗi cung ứng hàng hóa; những dự án về khu công nghệ cao, khu công nghiệp thông minh.
Theo Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025, có 6 nhóm ngành công nghiệp trọng điểm ưu tiên phát triển đó là: ngành cơ khí, ngành điện tử, ngành hóa chất, ngành công nghiệp hỗ trợ, ngành chế biến nông sản, thực phẩm, ngành sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp. Đồng thời, Quy hoạch cũng định hướng 03 nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực ưu tiên phát triển gồm: nhóm sản phẩm điện – điện tử; nhóm các sản phẩm cơ khí chính xác; nhóm sản phẩm hóa dược.
Năm 2018 với hàng loạt sự kiện tỉnh BD tổ chức thành công như: Diễn đàn đổi mới sáng tạo toàn cầu, Hội nghị thường niên Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Horasis đã tạo được sự quan tâm đặc biệt của các chính khách và các tập đoàn kinh tế toàn cầu... Từ đó dự báo mở ra nhiều cơ hội hợp tác đầu tư mới trong thời gian tới, tiếp tục tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp Bình Dương.