Nét văn hóa Việt qua mâm cúng đưa ông Táo
UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch bình ổn thị trường hàng hóa thiết yếu năm 2019 trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Theo đó, tổ chức dự trữ hàng hóa thiết yếu và thực hiện bình ổn giá từ ngày 26/11/2018, trong đó, tập trung cho giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 (từ ngày 01/12/2018 đến ngày 31/3/2019); sau đó tiếp tục triển khai trong các tháng còn lại của năm 2019.
Các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân năm 2019 gồm: Lương thực (gạo nếp...); thực phẩm chế biến (đường, sữa, bột ngọt, dầu ăn, nước chấm, nước giải khát, bánh mứt, kẹo...); thực phẩm tươi sống (thịt gia súc, gia cầm, trứng gà, trứng vịt, rau củ, quả...) với tổng trị giá hàng hóa là hơn 2 ngàn tỷ đồng và mặt hàng xăng dầu, thuốc trị bệnh. Trong đó, giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi là hơn 1 ngàn 200 tỷ đồng, có 12 doanh nghiệp tham gia, gồm Tổng Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ - CTCP, Công ty cổ phần Thương mại Du lịch Bình Dương, Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam chi nhánh Bình Dương, Công ty TNHH Phạm Tôn (thịt gia cầm), Công ty TNHH Ba Huân và các công ty có siêu thị lớn như: Co.op Mart Bình Dương, Lotte, Aeon Citimart BD, BigC Bình Dương, BigC Dĩ An, Mega Market, Vincommerce, các cửa hàng thực phẩm Vissan.
Dự kiến số lượng gia súc, gia cầm sẽ cung ứng ra thị trường Tết Nguyên đán tại địa phương gồm 560 tấn thịt trâu, bò; 4 ngàn 400 tấn thịt heo; 1.400 tấn thịt gia cầm.
Dự trữ hàng hóa thiết yếu tại các Chợ truyền thống để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân giai đoạn trước, trong và sau Tết dự kiến như sau: Lương thực là 910.000 kg, thực phẩm chế biến là 2 ngàn 200 tấn, thực phẩm tươi sống là 230 tấn với tổng giá trị là 125 tỷ đồng.
Riêng mặt hàng xăng dầu: Tổng Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ - CTCP và Công ty TNHH xăng dầu Sông Bé đảm nhận cung ứng đầy đủ cho toàn bộ hệ thống xăng dầu trên địa bàn tỉnh với số lượng dự kiến tăng thêm từ 10% - 12% so với cùng kỳ.
Sở Y tế chỉ đạo nhà thuốc tại bệnh viện các huyện, thị xã, thành phố thực hiện bình ổn mặt hàng thuốc trị bệnh thông thường (thuốc sản xuất trong nước) và triển khai bán thuốc bình ổn tại trạm y tế các xã, phường, thị trấn với giá bán lẻ do ngành Y tế quy định.
Ngoài việc tổ chức bán hàng bình ổn tại các siêu thị hiện hữu, các Siêu thị Co.op mart I và II; Siêu thị Aeon Citimart; Siêu thị Lotte mart và Siêu thị Vinmart Mỹ Phước thực hiện bán hàng lưu động tại các chợ truyền thống, khu, cụm công nghiệp, khu lưu trú công nhân, khu vực nông thôn và các huyện phía Bắc trên địa bàn tỉnh. Thời gian bán hàng lưu động từ 2-3 ngày/lần bán, các mặt hàng phải đa dạng, phong phú.
Sở Công Thương sẽ phối hợp tổ chức các Phiên chợ vui của Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn và các khu - cụm công nghiệp. Với mục tiêu bán hàng thiết yếu bình ổn thị trường và đảm bảo chất lượng sản phẩm, chương trình còn có các chương trình văn nghệ lành mạnh phục vụ miễn phí cho người dân đến tham quan và mua sắm tại mỗi phiên. Trong mỗi phiên chợ diễn ra sẽ có sự tham gia ít nhất từ 20-25 doanh nghiệp với 40-45 gian hàng do các siêu thị, trung tâm thương mại, doanh nghiệp uy tín trong và ngoài tỉnh tham gia.