Ngay sau khi Tòa án Hình sự Quốc tế tại The Hague ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant với cáo buộc phạm tội ác chống lại loài người liên quan đến cuộc chiến tại Gaza, ngày 21/11, Mỹ và Israel đã lên tiếng phản đối quyết liệt. Mỹ tuyên bố, về cơ bản bác bỏ lệnh bắt giữ này. Phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ chỉ trích ICC đã vội vàng trong quá trình điều tra, đồng thời khẳng định tòa án không có thẩm quyền pháp lý để can thiệp vào các vấn đề này.

Trong khi đó, thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã cáo buộc ICC là "bài Do Thái".

Tổng thống Israel Isaac Herzog gọi quyết định của ICC là "vô lý" và lên án rằng tòa án đã biến hệ thống tư pháp thành "lá chắn sống" cho các tội ác của Hamas.

Bộ trưởng An ninh Quốc gia Itamar Ben Gvir khẳng định rằng ICC "hoàn toàn thể hiện bản chất bài Do Thái," đồng thời kêu gọi Israel tăng cường kiểm soát chủ quyền tại các khu vực Bờ Tây và Judea, cũng như siết chặt các biện pháp đối với chính quyền Palestine.

Trong khi Mỹ và Israel đều không công nhận thẩm quyền của ICC, một số quốc gia châu Âu như Hà Lan, Pháp, Thụy Điển và Na Uy tuyên bố ủng hộ tòa án và khẳng định sẽ tuân thủ lệnh bắt giữ. Vấn đề này trở thành điểm nóng mới trong căng thẳng quốc tế